HOTNhận định số

Có ai nhớ lệnh cấm của Mỹ với Huawei không? Đã hơn 180 ngày và Huawei vẫn sống “nhăn răng”

Vào giữa tháng 5 năm nay, chính phủ Mỹ đã đưa Huawei vào “danh sách đen” cùng 70 chi nhánh. Tiếp tục sau đó, Google lại “chia tay” Huawei, ngừng hỗ trợ Android cho hãng. Trước những tin xấu này, nhiều nhận định cho rằng gã viễn thông Trung Quốc này nhanh chóng sụp đổ. Nhưng không, sau 6 tháng, Huawei hoạt động bình thường và đâu đó còn có sự phát triển.

Trong đầu tháng 9/2019, Huawei có doanh thu là 610,8 tỷ nhân dân tự (~87,3 tỷ USD); tăng 24,4% so với cùng kì năm ngoái. Đó là sự tăng trưởng ấn tượng đối với một công ty đang chiến đấu với chính cuộc sống của mình. Mặc dù, so với cùng kì hằng năm, con số này chậm hơn tốc độc tăng trưởng 39% hàng năm được Huawei báo cáo.

Có vẻ, Huawei thoải mái cán mốc doanh thu 100 tỷ đô vào cuối năm nay. Điều này vượt qua sự kì vọng của CEO Ren Zhengfei. Nói cách khác, Huawei đang tự đánh bại mục tiêu của mình.

Tại sao Huawei lại làm được như thế?

Một điều đáng quan tâm là Huawei làm rất tốt trong mảng hạ tầng viễn thông. Hạ tầng các thiết bị 4G và 5G vẫn đang bán rất chạy, bất chấp các lệnh cấm từ phía Mỹ.

Huawei kiếm một nửa doanh thu từ bộ phận người tiêu dùng, chủ yếu là mảng smartphne của hãng. Công ty đã xuất xưởng 185 tiệu chiếc trong năm nay, phía Huawei vẫn bí mật những con số này. Theo Canalys và Counterpoint, ước tính lô hàng quý 3 là 66,8 triệu chiếc. Với mức tăng trưởng 29% hàng năm, Huawei không chỉ giữ vững vị trí; mà còn đứng trên cả Samsung. Rõ ràng, nếu Huawei không nằm trong “danh sách đen” thì công ty viễn thông Trung Quốc này dễ dàng đánh bại Samsung. Và điều dễ hiểu, Huawei sẽ thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới.

Ông trùm thị trường Trung Quốc quê nhà

Huawei chiếm phần lớn thị phần ở thị trường Trung Quốc. Nhiều công ty nội địa ủng hộ Huawei với tinh thần yêu nước; giúp tăng 66% doanh số so với năm ngoái. Điều này giúp Huawei chiếm 42% thị trường Trung Quốc trong quý 3 năm 2019. Ngược lại điều này, Apple lại có doanh số yếu nhất tại Trung Quốc. Còn đối với Samsung, có tất cả nhưng không chiếm được thị trường Trung Quốc; hãng có doanh số leo lét dưới 1%.

Ảnh: Android Authority

Trong khi tinh thần yêu nước là giải thích cho sự thành công của Huawei tại Trung Quốc thì công ty này vẫn bán được 25 triệu chiếc smartphone tại các thị trường khác. Huawei cũng đẩy mạnh các mẫu smartphone cũ của mình tại các thị trường không dùng được dịch vụ Google. Trên thực tế, gã khổng lồ đến từ Trung Quốc này còn đổi tên các sản phẩm của mình để dễ dàng vượt mặt chứng nhận của Google.

Song song với thị trường smartphone, Huawei còn duy trì các sản phẩm phụ kiện khác như FreeBuds 3 và GT Watch 2.

Sự tự lực đã được đền đáp

Nhắc đến SoC của Huawei thì không thể thiếu cái tên HiSilicon Kirin cây nhà lá vườn. Nhờ đó, hãng không còn phụ thuộc chip SoC đến từ các nhà cung cấp như Qualcomm. Hơn nữa, Huawei còn tiếp tục hợp tác với ARM; và có thể sử dụng kiến trúc ARM V9 vào thế hệ tiếp theo.

lệnh cấm từ hoa kỳ

Và đề phòng những đòn đánh của Mỹ, Huawei cũng đã dự trữ những linh kiện mà hãng không tự sản xuất. Theo Calalys, công ty này đã chuẩn bị linh kiện cho mình khoảng một năm trước khi Mỹ đưa vào danh sách đen.

Những đám mây đen kéo đến với Huawei

Với 6 tháng trôi qua của lệnh cấm, Huawei đã duy trì sự tồn tại của mình trên thị trường ngoài sự mong đợi của nhiều người. Nhờ công nghệ độc quyền, thâm nhập sâu vào thị trường toàn cầu và vị thế ở Trung Quốc đã giúp Huawei tồn tại qua những ngày tháng lệnh cấm. Nhưng điều này không có nghĩa là công ty viễn thông này có thể tồn tại mãi.

Những kho dự trữ linh kiện sẽ tồn tại bao lâu? Liệu lệnh cấm có được gỡ bỏ trong tương lai? Huawei có thể cạnh tranh với đối thủ của mình khi lệnh cấm vẫn còn? Có nhiều câu hỏi về tương lai của Huawei cần được đặt ra.

Vào ngày 19/11 này, giấy phép tạm hoãn 90 ngày sẽ hết hạn. Huawei không còn hoạt động kinh doanh với các công ty Mỹ. Nếu không được gia hạn giấy phép, Huawei không thể tung ra các bản cập nhập Android cho smartphone của mình. Quả là một cú đánh vào hoạt động kinh doanh của công ty này.

lệnh cấm từ hoa kỳ
Huawei Mate 30 Pro sử dụng chip Hisilicon Kirin 990 mới nhất

Huawei cũng đang chuẩn bị phát hành Mate 30 Pro vào châu Âu và các thị trường ngoài Trung Quốc. Tuy nhiên không có dịch vụ Google quả là sự phiền phức cho người dùng. Nhưng Huawei không thể trì hoãn phát hành flagship của mình được; trừ khi công ty từ bỏ chính mình để nhường chỗ cho các đối thủ đáng gờm khác.

Tia hy vọng dành cho gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc

Cuối cùng, tia hy vọng cần ở cuối đường hầm dành cho Huawei. Vào ngày 4/11, Wilbur Ross – Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ cho biết sẽ có giấy phép dành cho hoạt động mua bán các thiết bị “nhạy cảm” dành cho Huawei và công ty phía Hoa Kỳ. Ngoài ra, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã có những thỏa thuận về lợi ích hai nước; giảm căng thẳng thương mại đôi bên. Số phận của Huawei dường như gắn liền với thành công – thất bại cũng nhờ những cuộc đàm phán. Huawei chắc chắn đủ lớn để tồn tại trong thời gian diễn biến lệnh cấm bởi sự hậu thuẩn từ sức mạnh kinh tế lớn nhất châu Á.

THEO DÕI CÁC KÊNH CỦA TEKCAFE

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nguồn
Android Authority

Bài viết liên quan