Tư vấn

AMOLED và LCD: công nghệ màn hình nào dành cho bạn?

Hiện nay, nhiều loại smartphone được trình làng đi kèm với các công nghệ tiên tiến. Nhưng liệu bạn có từng thắc mắc khi điện thoại của mình dùng màn hình AMOLED chứ không phải LCD?

Công nghệ màn hình di động được chia làm hai loại phổ biến, đó là AMOLED và LCD. Ngoài ra, còn có màn hình OLED từng xuất hiện trên Lumia 730/735; về cơ bản công nghệ này tương tự như AMOLED. Đối với AMOLED và LCD, chúng có công nghệ khá khác nhau, các nhà sản xuất phải dựa vào phân khúc bán ra để trang bị màn hình cho phù hợp. Như những năm gần đây, các nhà sản xuất thường sử dụng màn AMOLED, còn LCD được hướng đến phân khúc giá thành rẻ hơn.

Chúng ta cùng tìm hiểu xem thực sự hai công nghệ màn hình này có khác biệt hay không? Bạn có mong đợi gì vào hai sự khác biệt này? Hay đơn giản chỉ tin những gì nhà sản xuất quảng cáo?

Màn hình AMOLED là gì? Sự phổ biến đến từ nhà sản xuất xứ “kim chi”

Chúng ta sẽ bắt đầu theo thứ tự abc với AMOLED. Màn hình AMOLED thường được thấy trên các smartphone, tablet của Samsung. Với những ưu điểm vượt trội về mặt hiển thị, công nghệ màn hình này càng ngày được trang bị trên các dòng thiết bị di dộng mới.

AMOLED là chữ viết tắt của Active Matrix Organic Light Emitting Diode có nghĩa là công nghệ màn hình phát quang hữu cơ ma trận động. Trong ma trận thụ động, một hệ thống lưới phức tạp được sử dụng để kiếm soát các pixel riêng lẻ. Khi đó, các mạch tích hợp kiểm soát điện tích được truyền xuống mỗi hàng hoặc cột. Tuy nhiên, cách này khá chậm và có thể không chính xác. Đối với ma trận động, hệ thống Matrix hoạt động gắn một bóng bán dẫn màn mỏng (TFT) và tụ điện cho mỗi điểm LED. Theo cách này cho phép điều khiển nhanh hơn và chính xác hơn.

tấm nền amoled

Super AMOLED, một thuật ngữ thường được Samsung giới thiệu trên smartphone của mình. Công nghệ này dành cho màn hình cảm ứng được dán cùng với panel tấm này. Điều này giúp màn hình mỏng hơn.

Công nghệ màn hình AMOLED giúp hiện thị màu sắc rực rỡ, nịnh mắt, độ sáng và độ tương phản rất cao. Nhất là màu đen được thể hiện rất đậm và sâu. Đối với tiêu thụ điên  năng, màn hình AMOLED tiết kiện hơn so với các công nghệ màn hình khác. Nhờ cấu tạo đơn giản, kích thước mỏng gọn. Công nghệ màn hình này thích hợp tích hợp trên các thiết bị di động siêu mỏng.

Sự xuất hiện của màn hình cong và điện thoại có thể gập lại

Công nghệ OLED chính là động lực thúc đẩy sự phát triển màn hình cong và smartphone có thể gập lại. Với lợi thế của cấu tạo đơn giản, màn hình uốn cong ban đầu được hứa hện cho các thiết bị đeo. Ngày nay, smartphone cao cấp bắt đầu sử dụng màn hình cong với công nghệ OLED. Còn đối với màn hình gập, Galaxy Z Flip, Motorola Razr và Huawei Mate XS là những cái tên tiên phong.

Công nghệ màn hình LCD – ông trùm từng không có đối thủ

LCD là tên viết tắt của (Liquid Crystal Display) hay còn được biết đến cái tên dân dã hơn là màn hình tinh thể lỏng. Trước khi OLED xuất hiện, LCD cực kì phổ biến; màn hình này luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho các loại tivi, màn hình máy tính, thậm chí là trang bị cho smartphone.

Màn hình IPS được trang bị trên các mẫu laptop của ASUS

Thay vì sử dụng thành phần phát sáng riêng lẻ, màn hình LCD dựa vào đèn nền làm nguồn sáng duy nhất. Công nghệ màn hình LCD cần có 3 tấm kính khác nhau cho các đèn tín hiệu: đỏ, lục và xanh. Vì vậy, kích thước LCD sẽ “nhỉnh” hơn các công nghệ màn hình khác.

Màn hình LCD bao gồm 3 công nghệ tấm nền chủ yếu là Twisted Nematic (TN)), Vertical Alignment (VA) và In-Plan Switching (IPS). Có thể bạn sẽ thấy những cái tên quên thuộc đối với mình. Nhưng trong đó IPS là loại tấm nền cao cấp nhất, được đánh giá cao về khả năng hiển thị. Tấm nền IPS mang lại góc nhìn rộng, máu sắc tái tạo trung thực và độ sáng cao. LCD IPS được trang bị trên các smartphone cao cấp. Về sau, khi giá thành sản xuất giảm xuống thì tấm nền này được trang bị đại trà cho hầu hết các dòng sản phẩm.

Super AMOLED và LCD: cuộc chiến giữa hai công nghệ màn hình

Cấu tạo của LCD và OLED
Cấu tạo của LCD và OLED

Với cấu tạo khác nhau, dẫn đến khả năng hiển thị gam màu đã tạo nên sự khác biệt. Lúc này, AMOLED hiển thị nhiều gam màu hơn, nhiều sự lựa chọn hơn LCD. Có thể thấy, màn hình AMOLED luôn có hình ảnh trông rực rỡ hơn. Tuy nhiên, LCD không dễ dàng thua cuôc như vậy. Màn hình LCD thường cung cấp gam màu gần với màu tiêu chuẩn FBG, tối ưu cho các công việc cần chính xác đến màu sắc. 

Ưu, nhược điểm của AMOLED và LCD

Màn hình AMOLED

Ưu:

  • Màu sắc rực rỡ, ninh mắt. Điều này, khiến nhiều người thích màn hình AMOLED của Samsung.
  • Màn hình AMOLED tiết kiệm pin hơn so với các công nghệ màn hình khác.
  • Nhờ cấu tạo đơn giản, kích thước màn hình AMOLED cũng mỏng gọn hơn.

Khuyết:

  • Nếu so về độ sáng tối đa thì màn hình IPS LCD đang dẫn đầu với những công nghệ màn hình có thể đẩy lên đến 800 nits. Vì vậy, màn hình AMOLED có những hạn chế hiển thị ở ngoài trời.

Màn hình LCD

Ưu:

  • Màn hình LCD có hiển thị màu chuẩn, độ sáng cao hơn.
  • Màu sắc màn LCD trông có vẻ nhợt nhạt nhưng điều này tốt hơn cho mắt khi thường xuyên sử dụng smartphone về đêm.

Khuyết:

  • Vì màu sắc nhợt nhat hơn nên nhiều người sẽ không thích khi sử dụng hay xem phim giải trí.

Vậy đâu là công nghệ màn hình dành cho bạn?

Cả hai công nghệ màn hình đều có những ưu và nhược điểm nhất định. Và đồng thời, song song theo đó là sự lựa chọn của mỗi cá nhân. Mặc dù, nhiều chế độ hiển thị trên thiết bị di dộng làm tối ưu màn hình hơn. Tuy nhiên, chi phí sản xuất giảm và nhiều lợi ích xung quanh như tiết kiệm pin… thì màn hình OLED đã trở thành lựa chọn phổ biến trên các phân khúc smartphone khác nhau.

Các nhà sản xuất màn hình lớn như LG Display và Samsung Display đều đang phát triển; đầu tư công nghệ OLED cho tương lai. Thị trường màn hình AMOLED dự kiến sẽ có giá trị gần 30 tỷ USD vào năm 2022. Con số này cao gấp đôi so với năm 2017. Tuy nhiên, màn hình LCD Quantum Dot không dễ dàng để OLED cách xa khoảng cách. Hai công nghệ màn hình này sẽ càng ngày thu hẹp sự tương phản lại với nhau. Cuộc đua này luôn diễn ra hằng ngày để người dùng thoải mái lựa chọn màn hình phù hợp nhất dành cho mình.

THEO DÕI CÁC KÊNH CỦA TEKCAFE

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nguồn
Android Authority