Nhận định số

Bảng vẽ điện tử, xu hướng mới cho dạy trực tuyến mùa Covid?

Nâng cấp phương pháp dạy học

Với bảng vẽ điện tử, giáo viên dễ dàng sử dụng để vẽ minh họa, ghi công thức, ghi chú kỹ thuật số vào các bài giảng hoặc sách giáo khoa điện tử, cảm giác như viết trên giấy hay trên bảng phấn thông thường, giúp đa dạng được nội dung giảng dạy và tăng tính tương tác cho bài học. Không chỉ mang lại hiệu ứng trực quan, thiết bị này còn giúp giáo viên có thể lưu trữ nội dung đã giảng dạy dưới dạng file mềm, dễ dàng chia sẻ tài liệu cho học sinh để lưu trữ và ôn luyện.

Hồ Thức Thuận, giáo viên luyện thi toán top đầu Hà Nội với hơn 1 triệu lượt follow trên fanpage chia sẻ: “Tôi dùng bảng điện tử Wacom thay thế bút và bảng viết truyền thống. Khi kết nối thiết bị này với máy tính, bút Wacom cho phép giáo viên trình chiếu tất cả chữ viết, kí tự hay hình hoạ lên màn hình trực tiếp, hệt như tương tác trên bục giảng”.

Xu hướng mới trong dạy học

Nếu như giáo viên ở các thành phố lớn như Tp.HCM, Hà Nội khá quen thuộc với việc sử dụng bảng vẽ điện tử trong dạy học, thì các giáo viên ở tỉnh mới chỉ ở bước thử nghiệm nhưng đánh giá cao tính hiệu quả.

Cuối tháng 8/2021, ngay khi nhận được thông báo về việc năm học 2021 – 2022 sẽ khai giảng online, cô Đinh Mỹ Hiền, giáo viên trường THPT chuyên Nguyễn Chí Thanh, Gia Nghĩa, Đak Nông quyết định phải “xuống tiền”. Khoản “đầu tư” của cô, là một bảng vẽ điện tử Wacom. Với một giáo viên dạy toán ở tỉnh nhỏ, việc trang bị thêm thiết bị công nghệ, xem chừng hơi lạ. “Đây là quyết định khiến tôi cực kỳ hài lòng”, cô Hiền chia sẻ.

Cách đây 1 năm, ở đợt bùng phát covid đầu tiên, cô Hiền đã có một khoản thời gian dạy online. Tuy nhiên, không có bảng đen phấn trắng, giáo viên chỉ giảng qua màn hình khiến việc minh hoạ cho bài giảng trở nên khó khăn, nhất là biểu thị các góc cạnh, minh hoạ công thức… Cô tiết lộ: “Từ khi kết nối bảng Wacom với máy tính, tôi đã có thể trình chiếu tất cả chữ viết, kí tự hay hình hoạ lên màn hình trực tiếp, hệt như tương tác trên bục giảng”.

 Góc dạy học trực tuyến cùng Bảng vẽ điện tử Wacom, của cô Đinh Mỹ Hiền, giáo viên dạy Toán, Trường THPT chuyên Nguyễn Chí Thanh, Gia Nghĩa, Đak Nông.
Góc dạy học trực tuyến cùng Bảng vẽ điện tử Wacom, của cô Đinh Mỹ Hiền, giáo viên dạy Toán, Trường THPT chuyên Nguyễn Chí Thanh, Gia Nghĩa, Đak Nông.

Wacom, nhà sản xuất bảng vẽ điện tử đến từ Nhật, nổi tiếng lâu năm trong giới làm sáng tạo như họa sĩ, thiết kế, được sử dụng chủ yếu trong sản xuất phim, thiết kế game, chỉnh sửa hình ảnh… Tuy nhiên, từ khi các trường đại học lớn như Saint Leo, Syracuse… ở Mỹ hay trường TU Dort Mund ở Đức bắt đầu ứng dụng bảng vẽ điện tử vào giáo dục thì Wacom nhanh chóng được nhóm giáo viên trên thế giới tin dùng, như một công cụ thiết yếu hỗ trợ dạy học.

Ở Việt Nam, Wacom được giáo viên tin dùng trong vài năm trở lại đây nhờ kích thước nhỏ gọn, mỏng nhẹ như một cuốn vở, tương thích với mọi hệ điều hành, kết nối tốt các phần mềm chuyên dụng như Zoom hay Google Meet… “Bảng vẽ điện tử trở thành giáo cụ giúp giáo viên có thể gần học sinh hơn”, cô Đinh Mỹ Hiền nhận xét.

Không dừng lại ở nền tảng trực tuyến (online), ngay cả khi dạy trực tiếp (offline), bảng vẽ điện tử cũng là công cụ đắc lực cho giáo viên bởi bút cảm ứng kết nối bluetooth đi kèm cho phép giáo viên, nhất là đội ngũ giảng viên có thể tương tác, chỉnh sửa, ghi chú, góp ý thậm chí chấm điểm… trên các file tài liệu kiểm tra, nghiên cứu học sinh, sinh viên của mình gửi đến. “So với những ngày chấm bài bằng word và chuột máy tính thì bảng điện tử thực sự “giải phóng” cho giáo viên, giúp chúng tôi tiết kiệm thời gian”, thầy Hồ Thanh Tùng, Quản lý trung tâm gia sư Tân An, Long An nhận xét.

Sản phẩm bảng vẽ điện tử được các giáo viên tin dùng là dòng Wacom Intuos S Bluetooth, phiên bản kết nối không dây thuận tiện, với 3 màu đen và xanh cho phép người dùng có nhiều lựa chọn. Quan trọng hơn là giá bán thiết bị này chỉ 2,5 triệu đồng, phù hợp với thu nhập của các giáo viên.

THEO DÕI CÁC KÊNH CỦA TEKCAFE

BÀI VIẾT MỚI NHẤT