Tư vấn

So sánh 4G vs 5G : Liệu tiêu chuẩn kết nối 5G hiện nay có tốt hơn?

Dù kết nối 5G hiện tại đang được triển khai vì nhiều ưu điểm nhưng kết nối 5G có thực sự tốt hơn những thế hệ kết nối trước đây?

Vài năm đã trôi qua kể từ khi Internet di động ra đời. Với sự ra đời của 3G ta thấy dữ liệu di động trở nên khả dụng nhưng không khả quan. Chuẩn kết nối di động hiện tại là 4G ngày càng nhanh hơn, ổn định và đáng tin cậy để lướt web hay làm việc trong lúc di chuyển. Đạt được tốc độ tải xuống cao, người ta có thể nghĩ rằng 4G là giới hạn mà công nghệ có thể đạt được. Tuy nhiên,các công ty lớn bây giờ đã và đang nghiên cứu mạng di động 5G.

Tiêu chuẩn mạng di động 5G hứa hẹn sẽ là một bước tiến lớn về tốc độ tải xuống và lên dữ liệu. Nó cũng mang lại độ trễ thấp hơn, tốc độ với chất lượng nhanh và tốt nhất.

Mặc dù chắc chắn sẽ là giải pháp dùng để thay thế kết nối 4G hiện tại nhằm đảm bảo được nhu cầu ngày càng tăng về lưu lượng và tốc độ truyền tải dữ liệu, nhưng có thực sự tiêu chuẩn kết nối 5G có thực sự tốt?

Mạng di động 5G – Thế hệ mạng kết nối di động mới nhất hiện tại

Kết nối 5G không chỉ là một mạng siêu nhanh để tải lên hay xuống mọi thứ liên quan đến đa phương tiện,  nó sẽ hứa hẹn đem tới sự tốt nhất cho IoT (Internet kết nối vạn vật).

Nó mở ra một kỷ nguyên mới cho phục vụ cho công việc cũng như liên quan đến công nghệ để liên kết với mọi người cũng như mọi vật ngoài cộng đồng. Mạng di động 5G có thể kết nối được mọi thứ từ các thiết bị di động và các cảm biến hoặc drone (máy bay không người lái) hay thiết bị thông minh ngoại vi khác, thậm chí có thể ứng dụng vào các ngành nghề khác như y tế, quản lí cơ sở dữ liệu chính phủ,…

Nó có thể điều khiển và giám sát các máy bay không người lái trong quá trình cung cấp các gói hàng, ngoài ra còn thúc đẩy sự phát triển của ôtô không người lái và tăng cường các nỗ lực về y tế từ xa. Trên thực tế kết nối 5G đã giúp chính phủ Trung Quốc khi đại dịch COVID-19 bùng nổ ở dai đoạn cao trào nhất.

Lịch sử phát triển lâu dài từ 1G đến 5G

Như những vấn đề đã đề cập ở trên, có thể thấy sự trỗi dậy mạnh mẽ của mạng di động trong suốt mấy năm gần đây. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển chóng mặt, khó có thể hình dung được các công nghệ kết nối di động đã tác động tới cuộc sống của con người và là cơ sở để tạo ra những xu hướng mới. Vậy hãy quay lại quá khứ và cùng xem từ thế hệ kết nối đầu tiên đến nay, công nghệ kết nối di động đã phát triển thế nào:

  • Công nghệ kết nối thế hệ đầu tiên (First Generation Mobile of Network Technologies): Công nghệ sơ khai của vô tuyến điện tử:

Sự phát triển của 1G bắt đầu vào năm 1979. Nó là thế hệ mạng viễn thông đầu tiên cho phép người dùng trò chuyện khi đang di chuyển. Tuy nhiên vì mọi thứ khởi đầu cho một công nghệ mới,nó gặp phải vấn đề về chất lượng và độ bao phủ âm thanh thấp. Hơn nữa, người dùng không có tùy chọn chuyển vùng để sử dụng. Nó không có sự hỗ trợ nhiều từ các nhà khai thác khác nhau do mọi viễn thông đều hoạt động trên các dải băng tần duy nhất.

Ngay cả các tập đoàn lớn cũng quan ngại trước những hạn chế của 1G. Các cuộc gọi đều không được mã hóa nên rất dễ bị những kẻ có ý đồ xấu chặn và theo dõi cuộc gọi đó. 

  • 2G (Second Generation of Mobile Network): Tiếp nối và cải tiến 1G

2G là bước tiến lớn đầu tiên trong phân khúc này. Nó hoạt động theo tiêu chuẩn GSM và tiếp thị sự thay đổi từ tín hiệu radio tương tự sang tín hiệu radio kỹ thuật số.

Ngày nay nó có thể được coi là tiền lịch sử tuy nhiên giống như 5G ngày nay rất ấn tượng, 2G đánh dấu cột mốc quan trọng cho sự phát triển công nghệ.

Nó cũng bắt đầu các dịch vụ như SMS và MMS. Ngày nay ta đã quen với WhatsApp hay các ứng dụng nhắn tin OTP khác nhưng khởi đầu của các dịch vụ này đều dựa trên SMS hoặc MMS.

Một số tính năng chính của 2G bao gồm:

  • Tốc độ dữ liệu gần 64Kps.
  • Cung cấp các tiêu chuẩn mã hóa an toàn và chất lượng âm thanh rõ ràng hơn đáng kể khi thực hiện cuộc gọi.
  • Hoạt động trên băng thông 30-200Khz.
  • 3G (Third Generation of Mobile Technologies): Bước tiến lớn và tích hợp kết nối Internet vào mạng di động:

Với sự hợp nhất của 2G, chúng ta đã chứng kiến một bước tiến lớn của mạng với 3G. Nó hoạt động theo tiêu chuẩn UMTS và giữ lại phần lớn những gì mà 2G đã làm thành công. Tiêu chuẩn mới ra đời để cải thiện với cung cấp trải nghiệm đáng tin cậy hơn.

Nhưng ta phải nói rằng đối với trình duyệt web, 3G là mạng di động đầu tiên cho kết quả khả quan. Mặc dù những kết quả này không thể so sánh được với các tiêu chuẩn ngày nay.

Một số tính năng nổi bật nhất của 3G bao gồm:

  • Tốc độ dữ liệu gần 2Mbps.
  • Tốc độ truyền và băng thông dữ liệu lớn hơn.
  • Khả năng nhận và gửi email lớn.
  • Đạt đươc độ rõ ràng của cuộc gọi nhờ hoạt động ở phạm vi cao hơn trên băng thông 15-20Mhz.
  • 4G (Fouth Generation of Mobile Technologies): Mạng kết nối di động tiêu chuẩn hiện tại:

Sự phát triển mạnh mẽ của mạng di động vào năm 2009 với việc ra đời của 4G. Nó tận dụng các công nghệ quan trọng như MIMO vs OFDM và đánh dấu bước nhảy vọt lớn nhất về tốc độ mạng di động.

Nó cho phép người dùng đi sâu vào các tính năng thông minh của smartphone đầu tiên khi đang di chuyển. Đáng chú ý là ban đầu 4G LTE không hỗ trợ các cuộc gọi di động nhưng điều đó đã đến vài năm sau thông qua VoLTE.

Một số tính năng nổi bật của mạng di động 4G bao gồm:

  • Cung cấp hỗ trợ cho đa phương tiện tương tác thoại và video
  • Smartphone 4G hiện có thể đạt được tốc độ dữ liệu lên đến 20Mbps trở lên trong khi giảm chi phí cho mỗi bit
  • Cải thiện khả năng mở rộng phạm vi phủ sóng toàn cầu
  • Hỗ trợ mạng ad hoc và multi hop

Chúng ta chỉ mới bắt đầu có 5G và tiêu chuẩn mới đã hứa hẹn rất nhiều điều. Nó trở thành xương sống của công nghệ IoT với các giai đoạn truyền thông khác. Nó sử dụng sử kết hợp giữa các ô nhỏ vs định dạng chùm và có thể cung cấp mạng siêu nhanh với độ trễ thấp.

Một số tính năng nổi bật của 5G bao gồm:

  • Cung cấp tốc độ nhanh hơn lên tới 10Gbps và nhanh hơn gấp 10 lần so với hiệu suất của 4G
  • Cung cấp độ trễ thấp đáng kể có thể nhanh hơn 60-120 lần so với độ trễ của 4G hiện tại
  • Hoạt động trên dải băng tần từ 30Ghz đến 300Ghz

Sự khác biệt lớn nhất giữa 4G và 5G

5G có ý nghĩa rất lớn đối với công nghệ và cũng đánh dấu một cuộc cách mạng kinh tế mới. Nhưng điều gì thực sự làm cho nó tốt hơn mạng 4G? Trong khi 4G ra đời để nâng cao tốc độ internet thì 5G lại tập trung nhiều vào việc kiểm soát các thiết bị điện tử.

Các ưu điểm và nhược điểm của 5G sau này:

Với các ưu điểm này, tiêu chuẩn kết nối thế hệ thứ 5 (5G) hoàn toàn có đủ lí do thuyết phục các nhà mạng viễn thông triển khai tiêu chuẩn kết nối này trong tương lai:

  • Tốc độ truyền cao hơn (5G nhanh hơn 4G LTE ít nhất 10-100 lần)
  • Giảm độ trễ khi sử dụng (5G cung cấp độ trễ thấp hơn 10 lần so với 4G)
  • Khả năng kết nối lớn hơn (5G cho phép tăng gấp 100 lần lưu lượng sử dụng)
  • Tăng hiệu quả sử dụng năng lượng (5G có khả năng giảm tiêu thụ năng lượng 10% không giống như các mạng 4G LTE hiện có)
  • Điều phối tốt hơn các quy trình kinh doanh (Thông qua 5G các doanh nghiệp có thể xử lý các thiết bị với hiệu quả cao hơn nhiều)

Tuy nhiên 5G vẫn tồn tại nhiều nhược điểm như:

  • Chi phí thiết lập cơ sở hạ tầng 5G đắt đỏ (thay thế cơ sở hạ tầng di động hiện tại đòi hỏi nhiều trạm phát và công nhân lành nghề để bảo trì)
  • Thành công không chắc chắn (công nghệ 5G vẫn đang được đào tạo và phải thực hiện thêm nhiều thử nghiệm để hiểu được tính khả thi của nó)
  • Phạm vi phủ sóng 5G hạn chế (Sóng trong phổ 5G – sóng milimet, có sức xuyên thủng thực sự thấp và không thể xuyên qua các tòa nhà,cây cối,tường, v.v. mà không làm gián đoạn dịch vụ)
  • Hiện đang hoạt động ở các dải tần số vô tuyến quá đông đúc (Nhiều mạng 5G hiện đang chạy trên 6 GHz vốn đã chật chội với các tín hiệu khác)
  • Vấn đề về bảo mật và quyền riêng tư (sự gia tăng theo cấp số nhân của các thiết bị truyền và truy cập dữ liệu chất lượng cao trên phổ 5G cung cấp nhiều điểm xâm nhập hơn cho tin tặc)

Kết luận

Theo một báo cáo được xuất bản bởi Ericsson – Các nhà mạng đang quyết tâm triển khai mở rộng 5G với tham vọng phủ sóng 5G đến tay 65% người dùng sử dụng mạng di động trên toàn cầu, nhằm phục vụ cho việc khai thác để phát triển IoT, AI và robot.

Ở các giai đoạn từ 1G đến 4G, chúng ta thấy tập trung vào việc tối ưu hóa mạng không dây và cải thiện tốc độ để tiếp nhận nhanh nhất dữ liệu truyền phát giữa các người dùng với nhau. Với 5G, con người không chỉ muốn dừng lại ở phiệc sử dụng để trao đổi thông tin mà còn ứng dụng các kết nối này nhằm phục vụ các ngành nghề khác.

Hiện tại thì tiêu chuẩn 5G vẫn chưa được triển khai rộng rãi ở nhiều quốc gia. Nhưng hãy kì vọng rằng 5G sẽ giúp con người tạo ra thế hệ các sản phẩm nhằm phục vụ nhu cầu đời sống càng ngày càng nâng cao của con người.

THEO DÕI CÁC KÊNH CỦA TEKCAFE

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nguồn
Gizchina