HOTTư vấn

Giải đáp: Quick Charge của Qualcomm và Power Delivery khác nhau thế nào?

Hiện tại trên thị trường tồn tại 2 tiêu chuẩn sạc nhanh là Qualcomm Quick Charge và Power Delivery. Vậy 2 tiêu chuẩn sạc nhanh này khác nhau như thế nào? Hãy cùng TekCafe tìm hiểu nhé!

Nguồn: Technuggets

Hiện tại trên thị trường tồn tại cả 2 tiêu chuẩn sạc nhanh là Quick Charge đến từ Qualcomm và Power Delivery (PD). Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người không thể phân biệt được điểm khác biệt giữa 2 loại sạc này, và từng dòng máy được tích hợp 2 công nghệ sạc trên. Trước khi tìm hiểu 2 tiêu chuẩn trên, hãy cùng tìm hiểu xem sạc nhanh là gì nhé.

Sạc nhanh được hiểu cơ bản là việc tăng cường độ dòng điện hoặc điện áp, để thời gian sạc pin nhanh hơn. Hiểu đơn giản là sử dụng Adapter (củ sạc) có đầu ra lớn.

Tuy nhiên không phải bộ sạc nào cứ có đầu sạc lớn là đều có thể giúp điện thoại của chúng ta sạc nhanh. Có nhiều trường hợp sử dụng củ sạc có đầu ra quá lớn dẫn đến tình trạng ảnh hướng trực tiếp đến chiếc smartphone của bạn. Nó có thể gây ra các tình trạng ảnh hưởng trực tiếp tới phần pin, mạch sạc, bo mạch chủ của điện thoại, nguy hiểm nhất là có thể gây cháy nổ gây nguy hiểm cho người dùng.

Vì vậy mỗi nhà sản xuất smartphone sẽ có những tính toán riêng và phù hợp để đảm bảo thiết bị vẫn an toàn trong khi sạc nhanh như tăng về khả năng chịu đựng được dòng điện lớn của các linh kiện, nâng cấp về Adapter điều chỉnh tăng áp khi bắt đầu sạc, hạ áp khi pin gần đầy, hay thậm chí là sử dụng giải pháp áp dụng AI.

Nguồn: YouTube Innergie

Tuy nhiên hiện tại trên thị trường có 2 tiêu chuẩn sạc nhanh mà người dùng khó phân biệt được, đó là Quick Charge đến từ QualcommUSB-C Power Delivery. Hãy cùng TekCafe giải đáp thắc mắc này nhé!

Quick Charge:

Đây là công nghệ sạc của nhà sản xuất chipset hàng đầu Qualcomm, xuất hiện phổ biến trên các điện thoại sử dụng chip Qualcomm Snapdragon. Để kích hoạt chế độ sạc nhanh này thì trước tiên điện thoại của bạn phải được hỗ trợ Quick Charge và bộ sạc sử dụng cũng phải có công nghệ sạc nhanh Quick Charge.

Các củ sạc và smartphone có hỗ trợ chuẩn sạc nhanh Quick Charge sẽ được in biểu tượng của công nghệ này lên trên củ sạc và bên ngoài hộp đựng của smartphone.

Hiện tại Qualcomm đã phát triển tới 5 thế hệ của công nghệ sạc nhanh Quick Charge này:

Nguồn Qualcomm
  • Quick Charge 1.0: Cho tốc độ sạc nhanh hơn khoảng 40% so với sạc truyền thống. Tích hợp trên các máy sử dụng con chip Snapdragon 600.
  • Quick Charge 2.0: Cho tốc độ sạc nhanh hơn khoảng 75% so với sạc truyền thống. Tích hợp trên các máy sử dụng con chip Snapdragon 200, 400, 410, 615, 800, 801, 805, 808, 810.
  • Quick Charge 3.0: Cho tốc độ sạc nhanh hơn khoảng 80% so với sạc truyền thống. Tích hợp trên các máy sử dụng con chip Snapdragon 820, 620, 618, 617, 430.
  • Quick Charge 4.0: Cho tốc độ sạc nhanh hơn khoảng 90% so với sạc truyền thống. Tích hợp trên các máy sử dụng con chip cao cấp như Snapdragon 835, 845, 855 hay 865.
  • Quick Charge 5.0: Tương thích với các thiết bị được trang bị Snapdragon 865 trở lên và các chipset cao cấp trong tương lai, hỗ trợ công suất sạc tối đa lên tới 100W .

Tuy nhiên công nghệ sạc nhanh trên Quick Charge chỉ hoạt động theo cách “ép xung” dòng điện lên hiệu điện thế cao (12V, 20V) để truyền điện qua cổng USB-A. USB-A hiện tại đã là một cổng thế hệ cũ, không có IC quản lý cường độ dòng điện thường thì đầu ra của các máy sử dụng QC hiện này đều theo chuẩn USB 3.0. USB 3.0 chỉ hỗ trợ tối đa 4.5W (5V-0.9A) nên các máy sử dụng QC đều sẽ phá chuẩn của USB 3.0.

Nguồn: Digitaltrends

Điều này có nghĩa rằng việc kiểm soát dòng điện khi sạc nhanh trên các máy sửu dụng QC sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào IC trên điện thoại và IC trên cục sạc. Nếu 1 trong 2 cái này ko đồng bộ hoặc có vấn đề thì khả năng dẫn đến các tình trạng gây hư hại và ảnh hưởng tới chiếc điện thoại của bạn.

USB-C Power Delivery:

Nguồn: Thegioididong

Power Delivery là công nghệ sạc nhanh đang dần được phổ biến, hiện nay đang được tích hợp phổ biến trên một số thiết bị như các thiết bị của Apple (iPhone từ iPhone 8 trở lên, Macbook) hoặc một số thiết bị của Google (các mẫu Pixel). Để sản suất Adapter có thể tích hợp được Power Delivery thì đầu ra trên Adapter bắt buộc phải là đầu Type-C.

Công nghệ sạc nhanh USB-C Power Delivery là công nghệ tiên tiến hơn, chỉ sử dụng trên cổng USB Type-C. Vì vầy nên adapter trên các thiết bị sử dụng PD đều có có IC quản lý dòng điện rất thông mình ở trên mỗi đầu tự điều chỉnh dòng sạc và có thể truyền điện tới 100W (đủ cho laptop và tủ lạnh). Ngoài ra cổng Type-C này còn có thể trao đổi thông tin chi tiết về khả năng truyền điện, nhiệt độ pin, tình trạng, % pin cho tới kích thước tối đa của pin…. và truyền tín hiệu âm thanh, data tốc độ cao, video độ phân giải cao…

Nguồn: Thegadgetflow

Vì vậy nên Google rất khuyến khích các hãng OEM khác không sử dụng QC và thậm chí bắt buộc các hãng phải sử dụng đúng chuẩn USB-C PD từ Android 10. Qualcomm cũng phải tích hợp chuẩn USB-PD trên QC 4.0+. Apple cũng mới chỉ công bố củ sạc nhanh có sử dụng dây sạc dạng C to Lightining vào năm ngoái trong khi đã tích hợp sạc nhanh cho các mẫu iPhone từ các dòng máy trước đây.

Nguồn: Android Central

Tuy nhiên so với Quick Charge của Qualcomm thì PD lại có điểm yếu là có điện thế/cường độ dòng điện cố định, chỉ có tiêu chuẩn USB-C Power Delivery 3.0 PPS (Programmable Power Supply) mới nhất thì mới có sự biến thiên dòng điện trong khi sạc. Hiện tại thì chỉ mới có củ sạc 45W trên Galaxy Note10 + hỗ trợ tiêu chuẩn này.

THEO DÕI CÁC KÊNH CỦA TEKCAFE

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Bài viết liên quan