Tư vấn

Giải mã cách máy quét LiDAR Scanner hoạt động trên các thiêt bị của Apple

Máy quét LiDAR được Apple trang bị lần đầu trên chiếc iPad Pro 2020 và sẽ được trang bị tiếp theo trên chiếc iPhone 12. Hãy cùng TekCafe tìm hiểu cách thức hoạt động của cảm biến LiDAR và các chức năng của nó nhé.

Muốn tìm hiểu về LiDAR, hãy cùng mình tìm hiểu xem LiDAR là gì và cách thức hoạt động của LiDAR như thế nào.

LiDAR hay còn được gọi là Light Detection and Ranging là máy quét 3D dạng thu nhỏ. Cách thức hoạt động của nó cũng tương tự như cảm biến 3D ToF trên các thiết bị di động hiện nay.

Cụ thể, cảm biến của máy quét LiDAR phát ra tia laser trong thời gian ngắn vào môi trường xung quanh, dựa vào ánh sáng phản xạ lại từ vật thể, nó tính toán khoảng cách đến các đối tượng để cho ra bản đồ 3D về không gian, vật thể được quét.

Nhưng hình thức LiDAR trên chiếc iPad Pro 2020 của Apple rất khác so với những gì mà nhiều chiếc điện thoại Android cao cấp đang sử dụng. Cảm biến ToF sử dụng ánh sáng phản xạ để đo khoảng cách, phục vụ cho các hiệu ứng camera và AR. Tuy nhiên điểm khác biện ở đây là LiDAR được trang bị một hệ thống radar để cập nhập được nhiều điểm sáng hơn, tốc độ xử lí cũng diễn ra nhanh và chính xác hơn.

Công nghệ LiDAR đã ra đời vào năm 1960 và có ứng dụng đầu tiên trong quân đội và ngành hàng không vũ trụ. Sau này, công nghệ LiDAR được sử dụng phổ biến hơn và mở rộng sang xe tự lái hay robot hút bụi giúp nhận biết để tránh vật cản, thiết kế nội thất và đặc biệt là công nghệ về máy ảnh.

Lần đầu Apple áp dụng công nghệ LiDAR lên các sản phẩm của mình là chiếc iPad Pro 2020. Và đây sẽ là những tính năng mà Apple đã áp dụng công nghệ này để hỗ trợ cho những tính năng:

Chụp ảnh xóa phông, hỗ trợ lấy nét chụp hình trong điều kiện thiếu sáng:

Ứng dụng đầu tiên của Apple sử dụng LiDAR là cải thiện khả năng chụp ảnh của thiết bị. Theo Apple, máy quét LiDAR có thể đo khoảng cách vật thể xa tới 5m, khi kết hợp với máy ảnh và dữ liệu cảm biến chuyển động có thể nhận biết chính xác các chi tiết trong ảnh, đảm bảo hậu cảnh được làm mờ một cách chuẩn nhất ở chế độ chân dung.

Ngoài ra, máy quét LiDAR có khả năng tự động lấy nét cũng như phát hiện chủ thể cực tốt khi chụp ảnh, quay video ở chế độ ban đêm giúp nâng cao chất lượng hình ảnh.

Một ưu điểm khác của cảm biến LiDAR là tốc độ xử lý, đặc biệt khi kết hợp với chip xử lý mạnh. Được biết, với iPad Pro 2020 thì dữ liệu từ cảm biến LiDAR được xử lý kết hợp với dữ liệu từ camera và cảm biến chuyển động, sau đó được “tinh chỉnh bởi thuật toán thị giác máy tính (computer vision) trên chip xử lý A12Z Bionic giúp cho ra thông tin chi tiết hơn về môi trường xung quanh”.

Có nhiều tin đồn cho rằng Apple hoàn toàn có thể nâng cấp tính năng cảm biến LiDAR để có thể tái tạo các chi tiết bản đồ 3D, cùng sự kết hợp camera thường và cả Face ID trên iPhone 12.

Nâng cấp trải nghiệm sử dụng AR trên các ứng dụng thực tế ảo và trò chơi:

Với LiDAR, người dùng có thể nhanh chóng tái tạo lại một không gian 3D nhằm phục vụ cho nhu cầu giải trí của mình. Người dùng có thể tương tác với vật thể ảo trong căn phòng ngay lập tức mà không cần quét môi trường trước khi tải ứng dụng AR. Điều này cho phép trải nghiệm AR trở nên thú vị hơn.

Ứng dụng phát triển các thiết bị không người lái:

Công nghệ LiDAR đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển các phương tiện tự lái. Với khả năng tái tạo bản đồ 3D về môi trường nhanh chóng, LiDAR giúp ô tô tự lái “nhìn thấy” xung quanh và cảnh báo các nguy hiểm tiềm ẩn khi tham gia giao thông.

Thực tế, Apple đã thử nghiệm cảm biến LiDAR trên ô tô tự lái vào năm 2015 và xuất bản một mô tả chi tiết về hệ thống nhận dạng vật thể 3D của LiDAR trên ô tô tự lái năm 2017. Có thể thấy, công nghệ này vẫn chứa đựng những tiềm năng ứng dụng rất lớn trong tương lai.

THEO DÕI CÁC KÊNH CỦA TEKCAFE

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nguồn
Thegioididong

Bài viết liên quan