Đánh giáPhụ kiện công nghệ

Đánh giá SSD WD Blue SN550 1TB: Hiệu năng đỉnh so với mức giá

SSD ngày càng trở nên phổ biến hơn, một món linh kiện không thể thiếu cho chiếc PC của bạn, hoặc bạn muốn mua một chiếc SSD thoải mái lưu trữ, tốc độ cao, với WD Blue SN550 1TB NMVe có mức giá rất dễ tiếp cận, chỉ hơn tí xíu so với ổ cứng SSD chuẩn SATA bình thường, thậm chí là rẻ hơn so với ổ NMVe khác trên thị trường.

WD Blue SN550

Cách đây khoảng vài năm về trước, khi nhắc đến SSD thì có thể nói nó là 1 thứ xa xỉ gì đó, rất khó tiếp cận, ai cũng muốn sở hữu nhưng vì giá thành của nó vô cùng đắt đỏ. Tuy nhiên, đối với thời điểm hiện tại thì mỗi người sở hữu cho mình một chiếc SSD thì lại vô cùng dễ dàng, và WD Blue SN550 1TB NMVe cũng không ngoại lệ, với mức giá chưa tới 3 triệu đồng thì bạn có thể sở hữu được nó và có thể lưu trữ thoải mái.

WD Blue SN550 1TB NMVe sử dụng chuẩn kết nối M.2 với giao tiếp PCIe Gen 3×4 qua giao thức NVMe, có thiết kế mạch in PCB 1 mặt, thay vì sử dụng DRAM thì để tiết kiệm chi phí cho người dùng nên hãng đã sử dụng DRAM-less nhưng hiệu năng thì vẫn đưuọc giữ nguyên giống như DRAM. Hai nhân vật chính trên chiếc SSD này chính là chip Controler SanDisk 20-82-01008-A1 nằm gần chân kết nối và 1 con chip nhớ 1TB SanDisk 96-layer 3D TLC NAND.

WD Blue SN550

Với SN550 phiên bản 1TB có tốc độ đọc là 2400 MB/s và tốc độ ghi là 1950 MB/s, tốc độ đọc/ghi ngẫu nhiên lần lượt là 410.000 IOPS. Có thể nói với tốc độ đọc/ghi như trên thì đây có thể nói là một chiếc SSD khá hời so với tầm tiền mà nó đem lại.

Về tuổi thọ của TeraByte Written (TBW) của SN550 phiên bản 1TB lên đến 600TB. Đây là con số khá ấn tượng, nếu như bạn tìm được chiếc SSD khác mà có tuổi thọ lên đến 600TB thì mức giá nó sẽ gấp rưỡi, thậm chí là gấp đôi. Với 600TB thì sơ sơ mỗi ngày bạn phải ghi 320GB và liên tục trong vòng 5 năm thì mới hết, khá là khủng đúng không?

WD Blue SN550

Về vấn đề tản nhiệt, với phiên bản SN750 thì sẽ có thêm phần tản nhiệt nữa, nhưng nếu bạn không có sử dụng trong các tác vụ kéo dài như render trong thời gian dài,… thì với SN550 không phải là vấn đề quá lớn. Ngoài ra, các hãng sản xuất bo mạch chủ hàng đầu cũng đã trang bị sẵn phần tản nhiệt cho SSD rồi.

Về phần mềm, WD cũng trang bị sẵn công cụ có tên SSD Dashboard, cho phép người dùng có thể theo dõi trạng thái hoạt động, nhiệt độ, dung lượng, sức khỏe,…

WD SN550 không được tích hợp tính năng mã hoá phần cứng, nên người dùng là doanh nghiệp có thể sẽ cần cân nhắc. Nhưng với người dùng phổ thông, đây chẳng phải vấn đề gì to lớn cả. Chưa hết, nếu như SN550 được hỗ trợ thì thiết bị của bạn cũng phải hỗ trợ mã hóa phần cứng nữa thì mới có thể hoạt động được

Với SN550 sẽ có 3 phiên bản đó là 250GB, 500GB và 1TB đi kèm với chế độ bảo hành 5 năm của WD thì bạn có thể thoải mái sử dụng mà kho lo về hư hỏng và sửa chữa.

Hiệu năng và trải nghiệm thực tế

WD Blue SN550

Cấu hình thử nghiệm: 

  • Mainboad ASUS Z390 A Prime.
  • CPU: Intel Core i5-9400F.
  • Ram: GSkill Tridenz 32GB 3200MHz.
  • GPU: Gigabyte 1660Ti
  • SSD: WD Blue SN550 1TB
  • PSU: Corsair CX750M.

Tốc độ đọc ghi bằng phần mềm CrytalDisk Mark

WD Blue SN550

Như trên hình các bạn có thể thấy, về tốc độ đọc ghi của SN550 thì có phần nhỉnh hơn tí xíu so với thông số mà WD đã công bố. Đặc biệt nhất ở đây với tốc độ đọc/ghi 4K cho ra tốc độ khá ấn tượng, điều mà chỉ có thể xuất hiện trên những chiếc SSD cao cấp khác

Tiếp theo là với ATTO Disk Benchmark

Với phần mềm này, có thể đo được tối độ của SSD với nhiều kích thước file khác nhau. Như hình kết quá phía trên cho thấy tốc độ của SN550 cho ra khá là kinh ngạc, rất ổn định, tăng đều với nhau, không có sự chênh lệch quá lớn, để làm được điều này thì chip Controller và chip nhớ đã phối hợp với nhau rất tốt.

Cuối cùng là thử với tốc độ copy file, tác vụ mà chúng ta hay sử dụng mỗi ngày

Thử nghiệm copy file thực tế: Mình sử dụng file hình ảnh có dung lượng khoảng 10GB, tốc độ ban đầu khoảng 2.46 GB/s sau đó dần ổn định ở mức 2.30GB/s. Có thể thấy, với dung lượng file khoảng 10GB thì tốc độ copy nhanh chóng, chưa tới 10s.

Kết luận

WD Blue SN550 là dòng SSD M.2 PCIe phổ thông với ưu điểm là hiệu năng/giá thành. Việc sở hữu được một chiếc SSD không còn quá khó đối với người dùng, một phần linh kiện rất đáng để nâng cấp, giúp cho bạn xử lý công việc một cách hiệu quả hơn, các tác vụ cơ bản được mượt mà và trơn tru hơn. Với mức giá chưa tới 3 triệu đồng thì có thể nói, WD SN550 nắm trùm phân khúc phổ thông và đáng mua nhất hiện nay.

THEO DÕI CÁC KÊNH CỦA TEKCAFE

BÀI VIẾT MỚI NHẤT