Đánh giáMáy tính

Trên tay và đánh giá chi tiết ASUS TUF F15 (FX506): Người anh em song sinh với ASUS TUF A15

TUF A15 được ASUS trình làng công chúng đầu tiên vào đầu năm 2020 vừa qua đã làm chấn động anh em đam mê công nghệ nói chung cũng như anh em game thủ nói riêng vì những gì nó được trang bị quá đỉnh kèm với mức giá dễ tiếp cận với hầu hết người dùng.

Và gần đây nhất ASUS cũng mới đem về Việt Nam ta một “người anh em song sinh” của TUF A15 đó là TUF F15. Hãy cùng mình điểm qua vài trang bị trên TUF F15 xem nó có những gì mới và liệu có tốt như “người anh em song sinh” kia hay không nhé. 

Tổng quan về mặt thiết kế thì TUF F15 hoàn toàn y như đúc với TUF A15 vì thế tại sao mình lại kêu F15 lại là anh em song sinh với A15. Cả hai đều mang một phong cách thiết kế hầm hố, mạnh mẽ và siêu ngầu. Máy có kích thước khá lớn, nặng tầm 2.3kg, dày và to nạc thể hiện rõ ở vẻ ngoài của sản phẩm.

Ảnh thực tế sản phẩm

Tuy nhiên không vì thế mà khó khăn khi mang vác ngược lại còn rất dễ dàng di chuyển và gọn gàng khi cất vô balo. Mặt lưng của sản phẩm được làm bằng kim loại và vát phẳng hoàn toàn kèm theo đó là một màu Gun Metal điểm thêm 4 con ốc ở bốn góc giúp sản phẩm trở nên cứng cáp hơn nữa.

Ngoài ra thay vì được gắn logo Asus thì ở sản phẩm này logo đó đã bị lược bỏ và thay bằng logo TUF (The Ultimate Force). Chưa dừng lại ở đó, phần mặt C với mặt D làm bằng nhựa nhưng vẫn mang đến vẻ cứng cáp, không xảy ra hiện tượng ọp ẹp.

Và một phần nữa mà TUF F15 giống y như đúc với TUF A15 đó chính là màn hình. Được sử dụng thiết kế độc quyền NanoEdge của Asus kèm 3 cạnh trên, dưới, 2 bên mỏng, phần trên đủ dày để chứa camera. Màn hình của sản phẩm có kích thước 15,6 inch với độ phân giải là FullHD, tấm nền IPS kèm độ sáng 250 nits. Theo cá nhân mình thì hiển thị của màn khá rõ nét, chi tiết đầy đủ tuy nhiên lại không quá rực rỡ.

Thực tế mặt trước sản phẩm

Đi kèm với màn hình là tần số quét 144Hz cho mọi trải nghiệm từ văn phòng cho tới giải trí cực kì mượt mà tuy nhiên nếu bạn đọc nào có ý định mua về làm đồ họa thì mình khuyên ngoài cấu hình cao ra thì các bạn cũng nên chọn một sản phẩm nào đó chuẩn màu hơn vì màn hình của TUF F15 chỉ dừng lại ở mức trung bình không quá nổi trội.

Ảnh thực tế sản phẩm

Còn một phần quan trọng không kém mà không thể không nói đến đó chính là bàn phím và touchpad. Cả trên TUF F15 cũng như TUF A15 đều có thiết kế tương đồng nhau. Cả hai sản phẩm đc trang bị bàn phím full size có cả hàng phím số hỗ trợ nhập liệu. Với hành trình phím chỉ 1,8mm đủ sâu để người dùng có cảm giác gõ đi kèm với layout phù hợp và dễ làm quen ngay từ ngày đầu. Tất nhiên với anh em game thủ, bốn phím đặc biệt hay sài nhất đó là A W S D đặc biệt được ASUS đúc nhựa trong suốt để nổi bật cá tính.

Bàn phím full size với layout và hành trình hợp lý tạo điểm cộng của sản phẩm

Và tất nhiên không thể thiếu ở bàn phím laptop gaming đó chính là dãy led RGB nổi bật tuy trên cả hai sản phẩm đều là RGB một vùng nhưng vẫn đầy đủ màu sắc thể hiện chất riêng so với các đối thủ còn lại. Tất cả đều có thể custom lại theo ý người dùng trong Armoury Crate (Phần mềm độc quyền của ASUS) để tôn lên vẻ cá nhân hóa của mỗi người.

Hơi tiếc một tý là sản phẩm không có led per key nhưng trong tầm giá thì nó thể hiện rất tốt nhiệm vụ so với những gì nó được trang bị. Về touchpad của sản phẩm thì khá to và mượt có thể thoải mái sử dụng khi cần. Đặc biệt trên cả hai sản phẩm TUF F15 với TUF A15 đó chính là phím chuột trái, phải trên touchpad được tách riêng và làm thành phím cơ.

Thứ khác biệt rõ ràng nhất ở bộ đôi TUF F15 với TUF A15 đó chính là cấu hình. Thay vì được trang bị Amd Ryzen 4xxxH/HS Series thì trên TUF F15 lại mang cấu hình của Intel Gen 10 cụ thể là Intel Core I5 10870H đi kèm card đồ họa GTX 1660Ti với dung lượng ram 8GB (Khả năng nâng cấp tối đa lên tới 32GB) cho tốc độ bus 2933MHz thấp hơn so với người anh em TUF A15 là 3200MHz. Cả hai sản phẩm đều có tùy chọn SSD cao nhưng ở đây bản mình có được 512GB SSD cho khả năng lưu trữ thoải mái.

Ở bài test Cinebech R20, TUF F15 đã thể hiện rất tốt so với các đối thủ khi điểm số cho ra tận hơn 3000 điểm. Tuy nhiên điểm số chỉ mang tính chất tham khảo để so sánh các sản phẩm khác. Về nhiệt độ mà TUF F15 đưa ra khi test dao động khoảng dưới 80 độ và xung CPU luôn được giữ ở mức ổn định 2.7GHz.

Tiếp đến là bài stress test khi đưa cả CPU với GPU vào hoạt động thì nhiệt động dao động tầm dưới 90 độ (CPU) và 80 độ (GPU). Tuy nhiên xung nhịp lên xuống bất thường khiến hiệu năng không ổn định kém hơn xíu so với bản TUF A15 (AMD). Cả hai sản phẩm đều được trang bị viên pin 90WHr (4 Cells) nên chúng ta cũng không nên trông chờ quá nhiều vào pin của một laptop gaming nhưng ở TUF F15/TUF A15 cho thời lượng sử dụng tối đa lên tới 7 tiếng khi người dùng sài tiết kiệm nhất.

Với một sản phẩm to nạc và hầm hồ như vậy không thể không đề cập đến các cổng kết nối. Ở cạnh trái của máy được trang bị cổng nguồn truyền thống, cổng LAN RJ45, HDMI, 2 cổng USB 3.2 Type A, một cổng Type C hỗ trợ truy xuất hình ảnh DP1.4 (Hơi tiếc khi không hỗ trợ PD 100W cho các tác vụ nhẹ nhàng) và một jack âm thanh 3.5mm. Còn ở bên cạnh phải của máy chỉ có duy nhất cổng USB 2.0 Type A đi kèm với khe tản nhiệt, khóa an toàn Kingston.

Cuối cùng, về phần âm thanh trên ASUS TUF F15 khá ấn tượng với loa to, không bị rè hay vỡ tiếng khi bật max âm lượng kèm với công nghệ DTS: X Ultra cho khả năng tái tạo âm thanh vòm sống động hỗ trợ tốt hơn cho anh em game thủ.

Bạn đọc có thể tham khảo thông tin thêm tại đây

THEO DÕI CÁC KÊNH CỦA TEKCAFE

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nguồn
ZenTalk

Bài viết liên quan