Thủ thuật

Tiêu chuẩn HDR tác động tới các trải nghiệm hình ảnh như thế nào?

Từ lâu chúng ta đã nghe đến tiêu chuẩn HDR trên khá nhiều dòng sản phẩm từ hình ảnh đến màn hình. Vậy hãy tìm hiểu xem nó có tác động thế nào đến trải nghiệm hình ảnh của người dùng. 

HDR, hay còn gọi là High Dynamic Range, được dịch là dải nhạy sáng cao, có thể được hiểu là quá trình làm tăng phạm vi nhạy sáng (tăng dải chênh lệch sáng – tối), được sử dụng để thể hiện cảnh vật chính xác hơn và tạo cảm giác ảnh nét hơn. Chế độ này được tích hợp và ứng dụng nhiều trong lĩnh vực sáng tạo bằng hình ảnh, khi rất nhiều nhà sản xuất điện thoại hay di động đua nhau phát triển chế độ này và nổi bật nhất có lẽ là Google với dòng điện thoại Pixel với khả năng chụp HDR cực kì tốt. Cũng từ đó những nhà sản xuất màn hình đã ứng dụng công nghệ này vào quá trình sản xuất màn hình để nabg tới những trải nghiệm thị giác tốt hơn và chính xác hơn.

Đặc điểm của các màn hình HDR là sẽ cho khả năng cân bằng màu trắng và màu đen tốt hơn, phần màu trắng hoặc phần sáng nói chung sẽ sáng hơn, phần màu đen và màu tối sẽ được dìm tối đi, thể hiện được độ tương phản tốt hơn so với màu SDR.

Công nghệ này sẽ giúp cho các màn hình có hỗ trợ HDR có một dải màu tốt hơn, độ sáng tối đa và tối thiểu lớn hơn so với màn hình thông thường chỉ hỗ trợ tiêu chuẩn SDR và có thể hiển thị các tông màu tinh tế hơn từ vùng sáng nhất này xuống màu đen. Tuy nhiên để có thể tận dụng tối đa được khả năng hiển thị HDR trên các màn hình có hỗ trợ, nội dung hay hình ảnh được trình chiếu trên màn hình cũng phải hỗ trợ tiêu chuẩn HDR này.

Hiện nay đã có rất nhiều màn hình có hỗ trợ tiêu chuẩn này, từ màn hình TV cao cấp sử dụng tấm nền OLED tới các màn hình di động hiện tại cũng đã có nhiều thiết bị hỗ trọ tiêu chuẩn này. Và đó là chúng minh cho việc các hãng đang cố gắng đem những trỉa nghiệm chính xác nhất về màu sắc đến với người dùng.

Ứng dụng của tiêu chuẩn HDR trong nghành điện ảnh: 

Ứng dụng của HDR trong các nghành điện ảnh cũng dần được phổ biến hơn. Các đạo diễn hình ảnh ngày càng sản xuất và phân loại những nội dung có hỗ trợ HDR để phục vụ cho nhu cầu của khán thính giả, cũng như là sử dụng tối đa khả năng là việc của các thiết bị hiện nay đã hỗ trợ sản xuất những nội dung định dạng HDR.

Việc ứng dụng các tiêu chuẩn HDR vào các thiết bị, đặc biệt là màn hình, đã tạo ra những tiêu chuẩn khác từ Dolby Vision, HDR 10, HDR 10+ đến tiêu chuẩn cho trải nghiệm HDR tốt nhất là Hybird Log Gamma.

Hiện tại thì cả 3 tiêu chuẩn gồm Dolby Vision, HDR 10, HDR 10+ đã được hỗ trợ trên rất nhiều thiết bị. Cả 3 được sử dụng ở các mức độ khác nhau bới các dịch vụ truyền phát nội dung. Các dịch vụ này hỗ trợ cho cả 2 tiêu chuẩn là SDR và HDR để trình chiếu nội dung cho từng loại thiết bị có hoặc không hỗ trợ tiêu chuẩn này. Còn đối với Hybird Log Gamma tiêu chuẩn này có thể có nhiều người lần đầu nghe đến, vì nó cũng không phổ biến khi chỉ áp dụng bới các đài truyền hình. Tuy nhiên điểm khác biệt giữa Hybird Log Gamma ở đây là nó có thể tự động hỗ trợ cho cả các thiết bị thông thường và các thiết bị có HDR vì lí do các thông tin và nội dung truyền đi sẽ chỉ cần sử dụng một luồng truyền tải nội dung đến các thiết bị, Hybird Log Gamma sẽ đảm nhiệm việc hỗ trợ các thông tin đối với các loại thiết bị tương ứng.

Tiêu chuẩn HDR trong nhiếp ảnh:

Các file JPEG được chụp ra bởi máy ảnh đều xuất ra cho chất lượng hình ảnh tốt nhất để có sự tương đồng về màu sắc khi được sử dụng trên các màn hình tiêu chuẩn. Đối với các màn hình HDR các hãng máy ảnh vẫn chưa có nhiều các để tối ưu ảnh để có thể sử dụng trên các màn hình có hỗ trợ HDR với chất lượng cao hơn.

Tuy nhiên trong số các hãng máy ảnh, Panasonic và Canon đang tận dụng điều này và tìm các tối ưu các bức ảnh được chụp ra từ máy ảnh của mình có sự tương thích với các màn hình tiên tiến. Các máy ảnh thuộc dòng S-series của Panasonic có chế độ xuất hình ảnh ra dựa trên tiêu chuẩn HGL. Các tệp này có thể được xem trên phần lớn TV HDR nếu bạn kết nối máy ảnh bằng HDMI. Ảnh được chụp bằng chế độ Ảnh HLG được xuất dưới dạng tệp .hsp theo tiêu chuẩn của HGL. Các máy ảnh cũng có thể xuất các tệp .hsp bằng chuyển đổi RAW trong máy ảnh.

Nguồn: SNAPSHOT

Đối với trường hợp của Canon, hãng đang khai thác khả năng hiển thị của HDR TV bằng cách xuất các file Preview hỗ trợ HDR từ các tệp RAW, thông qua kết nối HDMI tới các màn hình hỗ trợ 10 bit màu.

Gần đây hãng cũng có động thái mới nhằm hỗ trợ việc xuất các file HDR từ máy ảnh của mình qua các sản phẩm của Apple có hỗ trợ màn hình HDR. Chiếc 1DX Mark III sẽ xuất ra các tệp 10 bit được thiết kế cho màn hình HDR ở định dạng hình ảnh HEIF.

HEIF đã được sử dụng cho hình ảnh HDR trên điện thoại của Apple. Tuy nhiên, các máy tính thuộc MacOS có thể mở các tệp HEIF nhưng không hiển thị preview HDR của hình ảnh. HEIF / HEIC là một tiêu chuẩn rộng dành cho các tệp không tương thích giữa Apple và Canon. Việc hỗ trợ giữa 2 công ty này mở ra một triển vọng cho các nhà phát triển phần mềm bên thứ 3 phát triển ứng dụng tương thích với tiêu chuẩn hình ảnh của 2 bên. 

Sự khác biệt giữa file JPEG 8bit và HEIF 10bit được chụp từ 1DX Mark III. Ảnh bên phải là ảnh HEIF 10bit, bên trái là ảnh JPEG 8bit. Nguồn: CAMERALABS

Các tệp HEIF của Canon được phản hồi có thể được sử dụng trong cả tiêu chuẩn Dolby Vision và HDR10. Điều này sẽ hỗ trợ khả năng tương thích trên các hệ thống HDR, nhưng nó không tương thích ngược với các thiết bị chỉ hỗ trợ SDR tiêu chuẩn. 

Hiện tại những thiết bị sử dụng để chỉnh sửa hình ảnh và video hỗ trợ đầy đủ các tiêu chuẩn HDR tương thích với nhau đang có giá thành khá cao. Nhưng chúng ta có quyền tin rằng trong tương lai các thiết bị này sẽ có một mức giá thích hợp hơn để hỗ trợ tốt cho các công việc liên quan đến hình ảnh, nhằm mang đến những sản phẩm tốt hơn mà có độ chính xác màu chuẩn xác hơn trong tương lai, phục vụ tốt hơn cho nhu cầu ngày càng cao của người dùng.

 

THEO DÕI CÁC KÊNH CỦA TEKCAFE

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nguồn
DPREVIEW

Bài viết liên quan